Du lịch Châu Âu tự túc nên đặt phòng thế nào? 4 tiêu chí của mình là …

by | Mar 16, 2019 | Du lịch

Đặt phòng khi du lịch Châu Âu tự túc là chuyện quan trọng trong khâu lên kế hoạch và thực hiện vì nó góp phần quan trọng “sống – còn” trong chuyến đi Châu Âu của bạn. Thiệt đó!

Chào các bạn, có thể nói một trong những cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của mình là lần đầu tiên đi Châu Âu diện tự túc: tự túc từ cái khâu chuẩn bị giấy tờ, book vé máy bay, lên plan hành trình, book phòng… đã mang lại cho mình nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm thú vị mà mình không thể nào quên được luôn.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất khi đi du lịch, đó chính là chuyện “Ở” hay còn gọi là “chỗ lưu trú”, nếu làm giấy tờ xin visa thì phần này còn được gọi là “accommodation”. Vậy làm sao để có thể có một chỗ ở tốt, tiện lợi, mà vẫn giá sinh viên (hay còn gọi là ngon-bổ-rẻ) khi đi du lịch Châu Âu? Mời các bạn cùng mình điểm qua các dạng booking sau nhé!

Du lịch Châu Âu tự túc nên book phòng thế nào?
Du lịch Châu Âu tự túc nên book phòng thế nào?

Với người thường đi du lịch trong nước và đi tour từ nhỏ đến lớn như mình thì việc mình nghĩ đầu tiên là khách sạn. Thú thật mình chưa bao giờ đi tự túc ở các nước khác luôn trong đời mình. Nhưng trên thực tế, nơi mà mình đặt chân đến đầu tiên trong cuộc hành trình của mình là Paris, một thành phố cũng không phải quá đắt đỏ ở Châu Âu, nhưng cũng là dạng tốn kém rồi, lúc lên plan mình còn dự tính đi Amsterdam nữa, và ôi thôi giá phòng khách sạn của Ams phải nói là … mắc bà cố! Cũng có bạn nói, là thấy giá phòng đâu có mắc lắm. Cái này cũng khó nói, thực ra tùy cảm nhận của từng người thôi à. Nhưng với mình thì mình có các tiêu chí khi chọn phòng/ nhà ở.

1. Những tiêu chí mà bạn sẽ chọn đặt phòng du lịch Châu Âu là gì?

Cái này là cực kì quan trọng vì nó liên quan đến giá tiền của phòng.

Tiêu chí chọn & đặt phòng du lịch:

Riêng theo cá nhân của mình, mình sẽ chọn các dạng phòng phù hợp với những tiêu chí sau:

  • Địa điểm: Phải “gần” nơi mà mình muốn lui tới nhiều nhất. Việc định nghĩa nơi ở có gần nơi mà bạn muốn đến không, tùy mục đích của các bạn, có thể các bạn muốn ở trong những khu đậm chất local, hoặc ở Paris thì thường người Việt Nam mình thích ở gần/ trong Quận 13 vì đó là khu vực Châu Á, VN, Trung Quốc… nên sẽ dễ gặp đồng hương hoặc có món ăn Châu Á ngon. Có một số bạn thì lại muốn ở trung tâm thành phố để đi du lịch cho tiện, nhưng trung tâm thì cũng có … nhiều định nghĩa về chữ trung tâm. Ví dụ ở Paris, trung tâm là Quận 1, gần khu vực bảo tàng Lourve, tuy nhiên nếu bạn ở khu đó chỉ có thể đi bộ đến bảo tàng Lourve, nhưng nếu bạn muốn đi đến tháp Eifel hoặc đồi Montmartre thì việc đi bằng tàu metro/bus cộng luôn việc đi bộ đến các trạm và chờ tàu thì cũng mất khá nhiều thời gian của bạn (20ph). Vì các bạn lưu ý dù nhìn khoảng cách khá gần trên bản đồ nhưng mà chúng ta không đi xe đến trực tiếp từ điểm A đến điểm B như ở Việt Nam mà là phải dùng phương tiện công cộng để di chuyển. Hoặc có các bạn rất ngại ở khu vực Quận 18 ở Paris, vì nơi này nổi tiếng là tập trung dân da đen nên sợ không an toàn. Nhưng mình lại ở host lần đầu tiên trong đời ở Quận 18, an toàn, lại còn đi bộ đến các điểm du lịch nổi tiếng ở đây dễ dàng, đặc biệt là khu vực này có những con dốc rất xinh.
  • Tiện ích: Là bao gồm mùng mền chiếu gối, bếp, lò vi sóng, toilet, phòng tắm… Mấy cái này tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng sẽ là điều đáng cân nhắc. Ví dụ book phòng Dom tập thể rất rẻ, nhưng mà phải dùng nhà tắm, toilet chung với những người hoàn toàn xa lạ, là điều mình không thích. Bạn đi cùng 1 nhóm 4 người, dùng chung nhà tắm toilet với 3 người bạn của bạn đôi khi cũng an toàn hơn rất nhiều so với việc dùng toilet công cộng. Đó là mấy nhu cầu cơ bản thôi, ngoài ra khi ở các phòng dạng host thì mình cũng quan tâm đến bếp hay lò vi sóng, hoặc tủ lạnh, để có thể chứa ít lương thực thực phẩm, hoặc cơ bản là mình thích uống nước lạnh cũng có nơi mà bỏ vào.
  • Di chuyển thuận lợi: trạm metro, xe bus cách nhà với khoảng cách có thể đi bộ được. Ở các thành phố lớn ở Châu Âu thì hệ thống đi lại khá thuận tiện, nên có nhiều chuyến bus và metro hoặc tàu tram rất tiện, nên thật ra tiêu chí này sẽ được nâng cấp lên 1 tí. Với mình, tàu metro hoặc chuyến bus nên là các tuyến lớn, dễ nối chuyến, hoặc có tuyến xe bus đêm đi ngang qua nhà, để lỡ phòng khi lỡ đi chơi về khuya cũng có đường về.
  • Giá cả: vừa túi tiền. Cái này thì định nghĩa là rẻ – đắt khá khó với mỗi người. Nhưng theo mình tìm hiểu 1 đêm ở Châu Âu thường giao động với chi phí khoảng 30 euro (tương đương 800k-900k VND)/ đêm/ người. Tất nhiên, nếu chỗ ở rất thuận tiện, đẹp, sáng sủa, đầy đủ tiện nghi mà các bạn cần, thì chi phí cao hơn cũng là đương nhiên. Nhưng lúc này bạn sẽ suy nghĩ mình có thực sự cần ở đó không? Nếu có thì bạn sẽ nên chấp nhận chi cao hơn. Cái này mình cũng không ép được, về cơ bản thì mình lấy mốc 30 euro/ đêm/ người để làm mốc tính chi phí.
Đồi Montmartre và những con dốc xinh xắn ở Paris
Đồi Montmartre và những con dốc xinh xắn ở Paris

Sau khi có những tiêu chuẩn riêng của mình rồi thì các bạn có thể dễ dàng cân nhắc dạng phòng nghỉ phù hợp với mình.

2. Các dạng phòng khi du lịch Châu Âu, ưu và nhược điểm:

Đặt phòng du lịch Châu Âu tự túc với khách sạn

Có thể nói khách sạn là option luôn luôn đầu tiên mình nghĩ đến, vì tính tiện lợi của dịch vụ tiêu chuẩn quen thuộc. Tuy nhiên với hình thức book khách sạn theo mình cũng có 1 vài vấn đề.

Ưu điểm đặt phòng du lịch Châu Âu qua khách sạn:

  • Dịch vụ tiêu chuẩn: phòng sẵn sàng khi bạn đến: sạch đẹp, đầy đủ những thiết bị cơ bản, wifi…
  • Có thang máy phù hợp cho những bạn du lịch hành lý nặng hoặc người già yếu/ khuyết tật có sử dụng xe lăn, nạn
  • Luôn ở các khu vực thuận tiện tham quan, hoặc có bus/ metro gần kề
  • Có thể check-in trễ, ban đêm hoặc rạng sáng đều có người trực
  • Có thể check-out bừa bộn theo đúng style lục tung phòng lên để coi có quên gì không (cái này đôi lúc thấy đơn giản nhưng lại là ưu điểm đó, các bạn chịu khó đọc ở các phần sau nha
  • Thường sẽ có dịch vụ giữ hành lý để bạn an tâm đi thăm quan dù đã check out
  • Thích hợp đi cho nhóm nhỏ lẻ và lưu trú ngắn hạn
  • Có email confirm booking đàng hoàng, dễ dàng in ra làm hồ sơ xin visa

Nhược điểm đặt phòng du lịch Châu Âu khách sạn:

  • Giá cả thường đắt so với 2 dạng còn lại nếu so sánh về vị trí và tiện ích nhà ở
  • Không phải nhà nào cũng có thang máy và mình đã từng vác vali 20-30kg lên-xuống 4 tầng cầu thang gỗ rồi đó
  • Booking phòng khách sạn, bạn chỉ mới trả tiền phòng, ngoài ra khi đến nơi bạn phải đóng thêm thuế dành cho khách du lịch, thường là 0.66 euro hoặc 0.9 euro. Cái này thật ra cũng không quá quan trọng nhưng thường mình không quen nên cứ tưởng book phòng là đã thanh toán hết
  • Không có các tiện ích như ở nhà, ví dụ như bàn ủi, máy giặt, bếp nấu

Trong đợt đi Bỉ và Ý mình search được phòng khách sạn khoảng 2 sao (tiện ích cơ bản) và vị trí cũng là khu trung tâm nhưng khá rẻ, tính ra chắc 20 euro/ người nên mình book luôn khách sạn cho dễ. Mình book đều qua Traveloka hết đó vì không biết sao mình thấy Booking.com Agoda có giá vé cho cùng khách sạn của mình cao hơn.

Khi book xong phòng thì các bạn chỉ cần mang theo email confirm booking, dùng trên điện thoại là được, không cần in ra đâu. Thực tế khi check-in mình chỉ hỏi Lễ tân là mình có book phòng và đưa tên, là họ okie cho vô liền, kèm theo việc thu thuế cho khách du lịch nước ngoài. Phần này thì mình book trên Traveloka nó có hiển thị rõ ràng, nhưng do mình không để ý lần đầu tiên. Sau xài 2-3 lần lại quen.

Đặt phòng hoặc nhà nghỉ du lịch Châu Âu ở qua AirBnB

AirBnB phải nói là dịch vụ dựa trên “niềm tin” nổi tiếng (cái này chắc dân Marketing ai cũng biết hihi, nhưng nếu bạn chưa biết thì mình xin hẹn ở một bài viết sau nhen). Ai đi du lịch tự túc cũng tìm đến AirBnB luôn đó, đặc biệt là đi du lịch Châu Âu tự túc chắc chắn là phải trải nghiệm thử qua 1 lần trong đời.

Ưu điểm đặt phòng du lịch Châu Âu qua AirBnB:

  • Nhà đẹp, nhiều tiện ích, nhiều giá cả từ bình dân đến cao cấp cho bạn lưạ chọn, đặc biệt là đi du lịch Châu Âu tự túc thì dịch vụ book qua AirBnB rất phổ biến nên danh sách phòng có rất nhiều lựa chọn
  • Tiện ích rất đa dạng: bếp, máy rửa chén, máy sấy tóc, bàn ủi, máy nước nóng, máy giặt… tiện lợi cho mình ăn-ngủ-ở y chang như ở nhà luôn, nấu ăn tiết kiệm tiền lắm, còn quần áo đi lâu ngày giặt cho sạch sẽ hihi.
  • Thích hợp với ở theo nhóm đông từ 4 người trở lên, còn 2 người thì cũng được luôn và có luôn dạng book phòng, ở với host như homestay
  • Thích hợp với các bạn nào muốn được chỉ dẫn thêm về kinh nghiệm du lịch, vì các bạn sẽ có host (chủ nhà) là người địa phương hoặc dân bản địa rành rỏi
  • Có thể không cần gặp host luôn, đợt mình ở Thụy Sĩ lúc check-in và out đều mở hòm thư lấy/ cất chìa khóa, host chat gửi tin nhắn ầm ầm chat qua chat lại tới lui mà … không gặp mặt nhau dù chỉ 1 lần
  • Có tính năng share tiền, ví dụ bạn book 5 người/ nhà nguyên căn, sẽ có tính năng share tiền đều cho 5 người, 5 người này nhận được email và click vào link, tự đăng nhập tài khoản của họ để thanh toán. Xịn quá!!!
  • Có email confirm booking để in ra nộp hồ sơ làm visa

Nhược điểm đặt phòng du lịch Châu Âu qua AirBnB

  • Phải dọn dẹp phòng gọn gàng, sạch tương đối, dọn rác, không được bừa bộn dù bạn đã bị charge phí cleaning fee. Thực sự thì lần đầu tiên ở nhà nghỉ mình được host nhắn tin hỏi sao ko dọn rác trước khi check-out, mình hết hồn luôn vì văn hóa “đi khách sạn” của mình là lúc check-out có bừa bộn. Huhu.
  • Ở nhà của host có rất nhiều đồ dùng linh tinh (như ở một ngôi nhà thực sự) nên các bạn phải chú ý không được làm hư nếu không auto đền, có mấy món đồ decor nhìn tí xíu mà đắt lắm đấy!
  • Có chế độ review cho chủ nhà và khách đặt, nếu bạn có “tội lỗi” gì trong thời gian ở đó thì bạn hoàn toàn có thể được ngàn vạn người host khác trên trái đất này biết thông qua hệ thống review này. Do đó, hãy cẩn thận nhé!
  • Lúc tìm phòng thì giá hiển thị là giá phòng / đêm thôi, nhưng lúc tính tiền có kèm theo luôn phí dịch vụ của AirBnB và phí dọn dẹp – cleaning fee của chủ host nên giá final thường cao hơn giá lúc đặt. Ví dụ bạn tìm nhà 2 triệu cho 2 người/ đêm, nhưng lúc tính ra cộng phí vô nó thành … 2 triệu 3. Do đó các bạn cần phải xem kĩ mình đã trả các khoản nào để tránh bị hớ
  • Một số căn nhà có điều khoản mà bạn không được phạm, ví dụ: nhà A không hút thuốc, suy ra bạn hút thuốc sẽ bị phạt nặng; nhà B đang nuôi mèo, nếu bạn book nhà B bạn sẽ phải sống chung với mèo…

Đặt phòng du lịch Châu Âu với host người Việt

Tin mình đi, ngoài người Trung Quốc thì chắc người Việt Nam cũng có mặt tại muôn nơi =)))

Danh sách Host Việt tại Châu Âu

Sưu tầm loạt danh sách các host Việt tại Châu Âu và một số review của mình

Ưu điểm đặt phòng du lịch Châu Âu với host người Việt

  • Được tư vấn tận tình tận răng những mẹo hay, lịch trình, tour, ăn uống hút chích đủ hết (hahaha)… bằng tiếng mẹ đẻ
  • Giá thường rẻ hơn so với 2 loại trên, giá sinh viên giao động 25-30 euro/ đêm/ người còn giá gia đình thì tùy location nhích lên xíu nhưng chung quy là giá ổn so với chất lượng (chắc do đồng hương)
  • Thường bán luôn các dịch vụ vé đi tàu xe, vé thăm quan giá rẻ hơn mua online hoặc mua tại chỗ vài euro/ vé, cũng tiết kiệm lắm đấy
  • Tiện ích phòng ốc và địa điểm từng nhà thì cũng tùy và ảnh hưởng đến giá cả, cái này thì giống AirBnB

Nhược điểm đặt phòng với host người Việt

  • Không thể in chứng từ để nộp làm hồ sơ xin visa vì chủ yếu nói miệng, chat qua Facebook
  • Vài điểm tương đồng với book qua AirBnB vì cũng là nhà của người ta nên các bạn ở cũng phải biết giữ gìn nhe
  • Không phải nơi nào cũng có host người Việt hết.
  • Khi chat chit tỉ tê ti tỉ thứ mà không book thì cũng hơi ngại 1 tí, ngại công mấy chị tư vấn; nhà giá cao hay có vấn đề gì cũng ngại chê

Thật ra tới thời điểm này mình thấy vẫn mix giữa ba kiểu đặt phòng này là cách đi du lịch vừa khôn ngoan vừa tiết kiệm. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cá nhân và sở thích mà các bạn có thể thay đổi.

Chúc các bạn nào chưa bao giờ đi du lịch tự túc nè, hoặc chưa đi du lịch Châu Âu tự túc có thể có thêm vài thông tin để các bạn dễ dàng có được một kế hoạch thật chính xác và hoàn hảo cho chuyến đi của mình nhé. Ở các bài viết sau mình sẽ viết nhiều hơn về kinh nghiệm du lịch Châu Âu của mình, với con mắt là người chưa đi tự túc và chưa đi du lịch Châu Âu lần nào luôn. Các bạn nhớ đón xem nhen!!!

Stay lively every day – From Tintin with ❤️ 

0 Comments

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Có thể bạn sẽ thích!

Cửu Phần – Thập Phần khi du lịch Đài Loan có gì vui?

Cửu Phần – Thập Phần khi du lịch Đài Loan có gì vui?

Như đã nói ở bài viết trước, Tin có dịp ghé qua Đài Loan quá cảnh nên cũng tranh thủ thăm thú 2 địa điểm rất nổi tiếng khi du lịch Đài Loan mà bất kỳ hành khách nào, du đi du lịch bụi hay đi du lịch theo tour vẫn phải ghé qua. Như tiêu đề thì chắc chắn ai cũng đoán được Tin đang nói đến Cửu Phần (JiuFen) và Thập Phần (ShiFen) đúng không nào hihi =)).

Kinh nghiệm quá cảnh Đài Loan (2019) và link xin e-visa (cập nhật mới 2022)

Kinh nghiệm quá cảnh Đài Loan (2019) và link xin e-visa (cập nhật mới 2022)

Vào tháng 6 vừa qua Tin đã có dịp quá cảnh Đài Loan tại sân bay Taiyuan (Đào Viên) với chuyến bay của Uni Airlines (là hãng hàng không nội địa và khu vực của EVA Air). Tin đã có khoảng 10 tiếng đồng hồ để thăm thú một phần của hòn đảo này. Cùng mình du lịch Đài Loan trong 10 tiếng tranh thủ được quá cảnh nhé. Let’s go!!!

Hi, mình là Tintin

Hi, mình là Tintin

Với mong muốn chia sẻ những trải nghiệm và những niềm vui của mình về mọi thứ xung quanh cuộc sống, chiếc blog nhỏ này đã được lập nên. Nếu bạn muốn chia sẻ nhiều hơn với mình, bạn có thể liên hệ với mình qua các trang mạng xã hội bằng cách click vào button dưới đây nhé!

Các bài mới nhất

Pin It on Pinterest

Share This

Share This

Share this post with your friends!